Nói đến Côn Đảo là nói đến một điểm đến Tâm linh của rất nhiều người Việt Nam, từ những người làm văn phòng, kinh doanh nhỏ lẻ cho đến những người có chức vụ cao to lớn. Bởi nơi đây chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử, nhiều giai thoại về sự linh thiêng. Nếu bạn có duyên đến Côn Đảo thì nhớ ghé những điểm này để thắp một nén nhang nha. Tuyệt đối không được đùa giỡn hoặc nói những câu thiếu tôn trọng đến “thế giới bên kia” nhé. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành hén ^^

BÀI VIẾT KHÁC VỀ CÔN ĐẢO:

Nghĩa trang Hàng Dương – mộ Cô Sáu

Đến Côn Đảo mà không đến nghĩa trang Hàng Dương là một điều cực kì thiếu sót. Vì nơi đây là nơi an nghỉ của hơn 20.000 chiến sĩ cách mạng xưa và những người yêu nước. Tiêu biểu, bạn có thể đến và viếng mộ của bác Lê Hồng Phong, Lê Văn Việt,… đặc biệt là người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Tâm linh Côn Đảo - nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

Chắc hông có nghĩa trang nào mà 12h đêm người đông như trẩy hội như nghĩa trang Hàng Dương này hết trơn áh :))))) Khách thập phương cùng dân địa phương cứ ùn ùn kéo đến đây để dâng lên các chiến sĩ và cô Sáu những mâm cúng thịnh soạn đặng cầu làm ăn, cầu an… chứ chẳng ai ra đây để cầu duyên cả. Àh, đừng sợ nha, vì khuya ở đây đèn vẫn sáng và người vẫn đông :))))

Khi đến đây, việc đầu tiên bạn cần làm là dâng mâm cúng ở khu tưởng niệm các chiến sĩ ngay gần lối vào của nghĩa trang. Mâm cúng ở đây thường là đơn giản, gồm có: giấy tiền vàng mã, quần áo chiến sĩ bằng giấy, rượu trắng, nước suối, muối, gạo, ít bánh trái, bó hoa cúc vàng. Sau đó, chờ nhang tàn một nửa rồi đem đồ vàng mã đi hóa vàng.

Tâm linh Côn Đảo - nghĩa trang Hàng Dương - mộ Cô Sáu Côn Đảo

Xong rồi mới qua mộ cô Sáu.

Vì nhiều thuyết về sự linh thiêng của cô Sáu nên mâm cúng ở mộ cô lúc nào cũng được chuẩn bị chu đáo hết, bao gồm: áo dài, nón lá, hộp phấn, gương, lược, giấy tờ vàng mã, trái cây, xôi gà và bó hoa cúc trắng – nhớ là trắng nhé vì cô Sáu thích màu trắng và màu trắng cũng thể hiện sự trong trắng khi cô Sáu mất khi cô mới 19 tuổi.

Tâm linh Côn Đảo - nghĩa trang Hàng Dương - mộ Cô Sáu Côn Đảo

Tất cả những món lễ này đều có thể mua được ở Côn Đảo một cách dễ dàng với giá mắc hơn trong đất liền một xíu chứ hông có mắc lắm đâu. Nếu không cầu kỳ, bạn có thể ra đảo rồi sắm đồ lễ cũng được. Mình thấy có nhiều người (đặc biệt là khu vực ngoài Bắc) chuẩn bị mâm cúng cực kỳ chu đáo và kỹ từ ngoài ấy rồi mới đem ra đây để dâng cô, họ còn mang cả những bó bông trắng tinh thật đẹp, thật to ra đảo nữa cơ.

Tâm linh Côn Đảo - nghĩa trang Hàng Dương - mộ Cô Sáu Côn Đảo

Àh, nhớ là khi vào nghĩa trang Hàng Dương bạn cần phải mặc đồ thật lịch sự nhé, những trang phục mà ngắn quá đầu gối hoặc hở han đều sẽ bị bảo vệ nghĩa trang từ chối cho vào đấy.

Tâm linh Côn Đảo - nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

Và, mình nghĩ các bạn nên đi lễ từ khoảng 11h tối là vừa, vì chỗ mộ cô Sáu không đủ rộng để bạn có thể dễ dàng đặt mâm cúng của bạn lên đâu, nếu bạn đi vào giờ cao điểm (11h30-12h đêm) là không có cửa chen vào lun đó. :3

Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự)

Cả Côn Đảo chỉ duy nhất một ngôi chùa này thôi nên đây giống như là ngôi nhà tín ngưỡng cho tất cả những người con Phật tử ở Côn Đảo và giờ cũng là một danh lam thắng cảnh thu hút nhiều du khách khi đến thăm Côn Đảo.

Côn Đảo Tâm Linh - Chùa Núi Một Côn Đảo - Vân Sơn Tự Côn Đảo

Chỉ cần bước qua cổng là đến với những bậc thang đầy rêu để đi lên chánh điện, trên đường đi nếu bạn có mang theo trái cây thì cẩn thận bầy khỉ ở quanh đây nha. Chúng có thể bò ra đường và xin trái cây của bạn đó :3

Côn Đảo Tâm Linh - Chùa Núi Một Côn Đảo - Vân Sơn Tự Côn Đảo

Khi bạn thấy tượng Quan Âm Bồ Tát đang đứng trên một đài sen được trạm trổ tinh tế cũng là lúc bạn đang đến gần với chánh điện lắm. Thường thì khách thường dâng lên Phật bà Quan Âm những bó hoa sen mà người dân địa phương bán ở dưới cổng vào chùa, không có sen thì có thể thay bằng bó cúc vàng rực nở đẹp mắt.

Côn Đảo Tâm Linh - Chùa Núi Một Côn Đảo - Vân Sơn Tự Côn Đảo

Thắp nén nhang, cúi lạy và khấn xin xong. Bạn đi thêm vài bậc thang nữa là đến với Chánh điện với rất nhiều tượng Phật. Ở đây bạn có thể lấy nhang để sẵn ở trong ấy để dâng nén nhang lên các bàn thờ Phật nha.

Côn Đảo Tâm Linh - Chùa Núi Một Côn Đảo - Vân Sơn Tự Côn Đảo

Xong rồi thì bạn đi vòng ra sau để đến với Nhà tổ để thắp nhang và cầu xin tiếp ha. Nếu may mắn, bạn có thể gặp được Sư trụ trì của chùa ở chiếc bàn tiếp khách ngay đó để nói chuyện, để dâng sớ cầu an, cầu may và Sư sẽ tặng bạn vòng đeo tay nữa đó. 😀

Ngôi chùa này nằm có vị trí đẹp mê ly khi lưng dựa núi, mặt hướng ra biển nên khi lang thang ở những khoảng sân ở đây, bạn có thể cảm nhận về sự nhẹ nhàng, thư thái và trong trẻo của Côn Đảo.

Côn Đảo Tâm Linh - Chùa Núi Một Côn Đảo - Vân Sơn Tự Côn Đảo

Phần khấn – bái xong rồi, bạn có thể ra ngoài để nhìn ngắm trung tâm Côn Đảo từ trên cao và vùng biển xinh đẹp của Côn Đảo với ly nước é mát lạnh miễn phí. ^^

Tâm linh Côn Đảo - Chùa Núi Một Côn Đảo - Vân Sơn Tự Côn Đảo

Đền thờ Bà Phi Yến

Cách Chùa Núi Một chỉ một vòng cung quanh hồ sen là đền thờ bà Phi Yến, nơi nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên – vì bà Phi Yến đã liều mình tự vẫn để bảo vệ danh tiết khi bị một tên đồ tể dở trò sàm sở bà ở cấm cung, nhưng chỉ vừa mới nắm được tay của bà thôi thì đã bị bắt.

Côn Đảo Tâm Linh - Miếu bà Phi Yến Côn Đảo

Àh, còn nữa, bà Phi Yến là thứ phi xinh đẹp và được chúa Nguyễn Ánh hết mực cưng chiều. Bà bị đày ra một hòn đảo nhỏ hoang vắng thuộc Côn Đảo (nay là Hòn Bà) chỉ vì Nguyễn Ánh nghi ngờ bà có ý phản, có ý thông đồng với quân Tây Sơn khi hết mực ngăn Nguyễn Ánh làm thân với Pháp thời ấy. Và, bà là mẹ của Hoàng Tử Hội An hay còn gọi là Hoàng Tử Cải – tí mình kể tiếp :v

Côn Đảo Tâm Linh - Miếu bà Phi Yến Côn Đảo

Ngày 18/10 âm lịch hằng năm là ngày giỗ của bà Phi Yến. Ngày này dân trên đảo làm lễ hội cúng giỗ bà lớn lắm vì họ rất sùng Bà và có nhiều thoại kể là Bà rất thiêng, cầu gì được nấy, nhất là cầu duyên.

Đền Cậu Cải (Miếu Cậu – Thiếu Gia Miếu)

Cậu Cải – hay còn gọi là Hoảng Tử Cải mà mình đã nói sơ qua ở trên. Cậu Cải là con trai duy nhất của bà Phi Yến và chúa Nguyễn Ánh. Trong lần chạy trốn quân Tây Sơn khi họ đang gần tới Côn Đảo, Hoàng Tử Cải cứ liên tục khóc lóc đòi mẹ (là bà Phi Yến ih) khi bà đang bị nhốt ở ngoài đảo. Nguyễn Ánh bực bội liền ném hoàng từ Cải xuống biển – lúc này hoàng tử Cải chỉ mới có 5 tuổi T.T. Xác hoàng tử trôi dạt vào làng Cỏ Ống, người dân ở làng lập mộ và miếu để thờ hoàng tử Cải ngay tại đây.

Côn Đảo Tâm Linh - Miếu Hoàng Tử Cải Côn Đảo

Mâm cúng Cậu Cải không cần cầu kỳ gì nhiều nhưng nếu bạn có sắm bông để dâng Cậu thì nhớ chọn bông màu trắng nhé.

Vì Đền Cậu Cải rất gần với sân bay nên bạn có thể vào đền thắp nhang cho Cậu trước rồi hẵng vào trung tâm Côn Đảo hoặc ngược lại, khi nào bạn ra sân bay để bay về thì vào thắp nhang.

Miếu Năm Cô (miếu Ngũ Hành)

Miếu Năm Cô nằm ở khá xa trung tâm Côn Đảo (cách khoảng 12km), ngược về hướng Bến Đầm – nếu bạn đi tàu từ Sóc Trăng qua thì thuận đường hơn áh.

Tâm Linh Côn Đảo - Miếu Năm Cô - Miếu Ngũ Hành Nương Nương Côn Đảo

Miếu Năm Cô được dân Côn Đảo lập nên từ khoảng năm 1970 để họ thờ năm vị nữ thần có quyền năng đặc biệt đối với các nghề liên quan đến kim khí, cây gỗ, nước nôi, củi lửa và đất đai (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). Các vị nữ thần luôn phù hộ cho dân Côn Đảo được bình an và làm ăn phát đạt. Nên, miếu này còn có tên gọi khác là Miếu Ngũ Hành Nương Nương.

Đấy, nếu bạn có duyên đến với Côn Đảo rồi thì đừng bỏ qua những địa điểm nổi tiếng tâm linh của vùng đất được xem là đất thiêng này nhé. <3

Booking.com
Related Posts