Bhutan là đất nước có truyền thống Phật Giáo với rất nhiều công trình kiến trúc đặc trưng như các tu viện, pháo đài,…trong đó, chắc chắn Tu viện Paro Taktsang được xem là nơi linh thiêng nhất Bhutan. Tu viện này toạ lạc trên một vách núi đá grannit với độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, ẩn hiện giữa những tầng mây và nhìn xuống thung lung Paro.

Tên đầy đủ của tu viện này là Taktsang Palphug, còn được biết đến với cái tên Hang Hổ (tên tiếng anh là Tiger’s Nest Monastery). Nơi này được tín đồ Phật Giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài thượng sư Liên Hoa Sinh.

Vì vậy, chuyến đi đến Bhutan của bạn sẽ không hoàn hảo nếu bạn chưa đến Tu viện này.

Truyền thuyết về Hang Hổ và thượng sư Liên Hoa Sinh

Theo truyền thuyết, thượng sư Liên Hoa Sinh đã đến ngôi đền Paro Taktsang vào Thế kỷ thứ 8 bằng cách bay trên lưng một con hổ cái từ Tây Tạng. Thượng sư Liên Hoa Sinh là một người Bà la môn thuộc Hoàng gia, người đã truyền Phật giáo Mật tông khắp Bhutan và Tây Tạng vào những năm 700.

Cái tên “Taktsang” theo nghĩa đen có nghĩa là hang hổ và nó xuất phát từ việc người dân địa phương đi ngang qua nơi này và thấy một con hổ cái sang sống trong một hang động. Truyền thuyết nói rằng, vào thời điểm đó, thượng sư Liên Hoa Sinh đã hóa thân thành ngọn lửa Dorje Drolo, một trong tám hình tượng của ông. Con hổ cái thực ra là vợ của ông Yeshe Tsogyal, người đã hóa thân thành động vật để làm khuất phục những con quỷ và linh hồn ở địa phương.

Thượng sư Liên Hoa Sinh thiền định trong mười ba tu viện nhỏ hay những “hang hổ”, trong đó Paro Taktsang là nổi tiếng nhất. Người ta nói ông đã thiền định trong các hang động trên núi ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ. Sau khi hoàn thành thiền định, thượng sư Liên Hoa Sinh đã hàng phục tám loại linh hồn ma quỷ và cải đạo người Bhutan sang Phật giáo. Ngày nay, ông được nhìn thấy trong những khu vực linh thiêng của Phật giáo và được xem như một vị Phật thứ hai và một vị thần bảo hộ của Bhutan.

Vào năm 1998, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi ngôi điện chính của quần thể tu viện Paro Taktsang. Nhiều bức tranh, bức tượng giá trị và một số cổ vật khác cũng bị ngọn lửa thiêu đốt. Sau cơn hỏa hoạn, quốc vươnh Bhutan, vua Jigme Singye Wangchuck, cùng với chính phủ Bhutan đã chỉ đạo công việc trùng tu Tu viện Paro Taktsang. Công việc trùng tu được hoàn thành vào năm 2005.

Hiện tại, quần thể tu viện Paro Taktsang trông rất hùng vĩ, bề thế ở trên vách núi đá. Vách núi hết sức cheo leo, có thể nói là dựng đứng. Tu viện dựng cheo leo trên vách núi và được ví “như là hình ảnh con tắc kè đang bám vào vách núi”. Các ngôi điện của tu viện được nối với nhau bằng những bậc cấp và những lối đi được lát bằng đá. Bên cạnh đó, trên các lối đi còn có một vài cây cầu bằng gỗ yếu ớt. Xung quanh mỗi ngôi điện còn có những ban công, đấy là nơi lý tưởng cho bạn ngắm nhìn thung lũng Paro tuyệt đẹp ở phía dưới.

Đường đến tu viện Tiger’s Nest

Một điều thú vị của tu viện này là vị trí biệt lập của nó, nên chỉ có thể đến đó bằng con đường leo núi từ thung lung rừng thông để lên tới Tu viện thôi. Từ độ cao khoảng 2.000 mét lên độ cao khoảng 3.000 mét so với mực nước biển. Chiều dài của cung đường khoảng 4-5 km. Và bạn mất khoảng hai tiếng để leo lên đến Tu viện Tiger’s Nest.

thumb_DSCF2819_1024

Khi đến dưới chân thung lung, một khung cảnh đầy thơ mộng khi khói sương bao quanh các ngôi nhà, vài chú ngựa đang được cột gần đó, dăm hai người đàn ông trong trang phục Gho truyền thống của Bhutan. Một chặng đường thú vị đang chờ bạn phía trước.

thumb_DSCF2824_1024

Cũng từ đây, bạn sẽ có thêm một sự lựa chọn để bắt đầu hành trình của bạn, đó là cưỡi ngựa. Ngựa sẽ giúp bạn một nửa chặng dường ở những nơi dốc vừa phải và đường đủ lớn để ngựa có thể đi thoải mái.

thumb_DSCF2825_1024

Bạn đừng lo, sẽ có người lai dắt ngựa đi theo, việc của bạn là ngồi yên trên lung ngựa, tận hưởng những cảm giác lắc lư mạo hiểm khi leo lên những vách núi và dưỡng sức cho hành trình leo hết phần đường còn lại và leo xuống núi.

Với bản tính thích tự thân vận động hơn nên mình chọn cách leo bộ. Hẳn là sẽ hấp dẫn hơn nhiều.

thumb_DSCF2823_1024

Đừng quên chọn cho bạn một cây gậy leo núi phù hợp ngay cửa lên để hành trình của bạn sẽ dễ dàng hơn nhé.

Sau khi leo khoảng 10-15 phút, bạn sẽ bắt đầu thấy mệt dù đường đi không quá khó khăn vì lúc này, bạn đang leo ở độ cao khoảng 2.000 mét so với mực nước biển nên không khí sẽ loãng hơn và dễ làm bạn mệt hơn. Vì vậy, hãy mang theo nhiều kẹo ngọt khi leo để mau lấy lại sức hơn nha.

TigerNest

Trên dọc đường bị bạn sẽ có thể gặp các nhà sư đi ban phát thức ăn, nước uống và nước thánh cho những vị khách để tiếp them sức lực giúp bạn có thể chinh phục được đoạn đường đến ngôi đền linh thiêng phía trước.

thumb_DSCF2859_1024

Ngoài ra, còn có rất nhiều dây cờ phướn màu sắc sặc sỡ, in những lời kinh cầu nguyện, những câu thần chú được giăng khắp đường đi cho đến tận Tu viện. Những lời cầu nguyện cho sự bình an, hạnh phúc, may mắn…

thumb_DSCF2842_1024

Cứ leo và hít thở không khí trong lành ấy. Và rồi đưa tay lên chạm vào những cụm mây nhỏ nhỏ ở ngay trước mặt mới thật thú vị làm sao. Chẳng bao lâu sau thì tới ngôi làng Lakhang ở một khu vực khá bằng phẳng.

thumb_DSCF2851_1024

thumb_DSCF2849_1024

Đây cũng là điểm dừng nếu bạn leo núi bằng ngựa. Bước vài bước nữa là bạn sẽ thấy một quán cafeteria (một dạng quán bán đồ uống tự phục vụ) với tầm nhìn đối diện với những ngôi điện của tu viện Tiger’s Nest.

thumb_DSCF2844_1024

Đây là một nơi lý tưởng để bạn thoả sức ngắm nhìn Tu viện và cảnh núi non hùng vĩ cũng như lắng nghe tiếng thác đổi như phá tan sự yên tĩnh của núi rừng.

Từ đây trở đi, bạn sẽ phải leo núi đấy nhé. Nên khi đến đây, hãy tranh thủ uống tách trà sữa nóng hổi và thơm lừng mùi sữa bò, gặm chút bánh quy ngọt, rung đùi, ngắm Tu viện Tiger’s Nest ở phía xa xa bên kia 1-2 dãy núi…

Đoạn đường sắp tới khá mệt.

thumb_DSCF2857_1024

Lúc này bạn đã ở độ cao hơn 2.500m. Và còn hơn 500 bậc thang lên lên xuống xuống đang chờ bạn phía trước. Nhưng nó hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn bỏ sức ra vì cứ mỗi bước đi bạn sẽ thấy Tu viện dần xuất hiện rất gần ngay trước mắt bạn.

thumb_DSCF2862_1024

Và tất nhiên. Rất đẹp!

thumb_DSCF2868_1024

Dọc lối mòn dẫn lên tu viện Tiger’s Nest có một thác nước có độ cao khoảng 60m, đổ vào một cái hồ thiêng, bạn có thể đi qua nơi này dễ dàng.

thumb_DSCF2867_1024

Và, chặng leo núi của bạn kết thúc ngay ngôi điện chính của Tu viện.

thumb_DSCF2879_1024

Dòm lại mí cái dãy bậc thang mà tui đã kinh qua nè

thumb_DSCF2870_1024

Trước đây, Tu viện chỉ mở cho du khách vào chiêm bái mỗi năm một lần vào dịp lễ hội hàng năm vào tháng Năm theo lịch của người Bhutan. Lễ hội này kéo dài trong vòng 21 ngày. Tuy nhiên, ngày nay, khi chính sách ngoại giao và du lịch của Bhutan đang dần mở cửa, ngày càng có nhiều du khách đến thăm Tu viện và chiêm bái hang động tu hành của ngài Liên Hoa Sinh hơn. Một điều lưu ý, bạn sẽ không được phép mặc áo – quần ngắn, không được mang bất cứ thiết bị nào khác khi vào Tu viện. Bạn sẽ phải khai báo thong tin đầy đủ cho nhân viên An ninh và để lại các vật dụng này tại đây.

*Đoạn này trở đi sẽ bị ít hình vì trong này không cho chụp hình T.T, trong Tiger’s nest thì đẹp một cách xuất sắc luôn ấy*

Khám phá Tu viện Paro Taktsang

Tu viện này gồm có 4 đền chính, 8 hang động bao quanh và một số nhà ở của người dân. Bạn có thể đi theo bảng chỉ dẫn để ghé thăm từng gian đền với đèn dầu, các câu Kinh, cũng như các hang động. Những nơi này được kết nối với nhau bằng các bậc thang đá và một số cây cầu gỗ ọp ẹp. Mỗi ngôi đền đều có ban công hướng nhìn ra thung lung Paro xinh đẹp phía dưới. Tu viện này từng là nơi ẩn dật của nhiều nhà sư.

bhutan-ft1

Để đến đúng Hang Hổ, bạn sẽ phải đi qua những bậc thang gỗ chông chênh chật hẹp nối liền giữa các hòn đá lớn, bước xuống một hang tối tăm loe loét vài ánh vàng của cây đèn dầu trên một ban thờ. Chỗ này tối lắm. Bước từng bước một nhé. Khi đến nơi, bái và cầu an lành xong, bạn có thể lấy nước thánh và uống một ít, phần còn lại hãy xoa lên đầu, lên mặt.

thumb_DSCF2883_1024

Ngoài ra, tại nơi này còn có những thứ khác để bạn chiêm ngưỡng đó là những bức tranh vẽ, những bức tranh Thangka được treo xung quanh tường của các ngôi điện, những bức bích hoạ trên các vách động, vách núi miêu tả chân dung ngài Liên Hoa Sinh, các vị Phật, Bồ Tát, những vị thần trong Phật giáo và trong văn hoá dân gian Bhutan.

Vậy đấy, với những gì bạn bỏ công sức ra thì nơi này hoàn toàn xứng đáng khi tận mắt thấy những vẻ đẹp đầy mê hoặc giữa làn mây của Tu viện Tiger’s Nest, lối kiến trúc tuyệt đẹp giữa vách núi thẳng đứng đầy ngoạn mục, những bậc gỗ đầy bấp bếp hay như thung lũng Paro đẹp nên thơ từ trên cao.

Hết bài rồi! ^^

Related Posts