DU LỊCH ẤN ĐỘ TỰ TÚC – Chỉ cách đền Taj Mahal khoảng 2.5km là pháo đài Đỏ Red Fort nổi tiếng – được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2007. Nơi đây là nơi vị vua Shah Jahan bị giam giữ trong 8 năm cuối cuộc đời ông sau khi chính người con trai của mình lật ngôi phế truất trong thời gian ông lơ là việc nước để xây dựng ngôi đền Taj Mahal cho người vợ ông yêu thương nhất. Có lẽ, người con ấy cũng hiểu cho nỗi lòng của người cha nên đã giam ông ở tòa tháp Musamman Burj – nơi đẹp nhất để ngắm nhìn ngôi đền Taj Mahal từ Red Fort.

BÀI VIẾT KHÁC VỀ DU LỊCH ẤN ĐỘ TỰ TÚC

HƯỚNG DẪN XIN VISA DU LỊCH ẤN ĐỘ TỰ TÚC ONLINE

ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT TRƯỚC KHI ĐẾN ĐỀN TAJ MAHAL

Không thua kém gì kiến trúc đền Taj Mahal khi du lịch Ấn Độ tự túc, Pháo đài đỏ Red Fort cũng được xem là một trong những công trình kiến trúc kỳ vĩ mà vị vua Shah Jahan để lại cho đời vào những năm của thế kỷ 17.

Màu sắc chủ đạo và nổi bật của pháo đài này là màu đỏ của đá sa thạch – loại vật liệu chính được dùng để xây dựng nên pháo đài này – nên họ gọi đây là Pháo đài đỏ cho dễ phân biệt với các pháo đài khác.

Du lịch Ấn Độ tự túc - Pháo đài Red Fort

Sự nhộn nhịp và đông đúc ở ngay phía trước lối vào chính của Pháo đài đỏ phần nào nói lên sự hấp dẫn của nơi này rồi. Sau khi xếp hàng chờ để qua cổng kiểm tra an ninh, bạn sẽ gặp nhiều tour guide chờ sẵn và mời gọi để họ dẫn bạn đi khám phá và kể bạn nghe rõ hơn về lịch sử cũng như kiến trúc của từng căn phòng trong pháo đài. Điều này cho biết, bạn đã đặt chân đến khuôn viên chính của pháo đài rồi đó.

Thời gian để bạn có thể phá hết nơi này khoảng 2 tiếng đồng hồ, đi qua nhiều dãy phòng khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau như là: nhà ăn, nơi Vua ngủ, nơi Vua thưởng thức những tiết mục giải trí, Nhà cầu nguyện, nơi Vua gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết các vấn đề của người dân thời bây giờ,… mỗi nơi đều có một vẻ đẹp riêng nhưng góp phần tạo nên một “thiên đường mặt đất” Pháo Đài Đỏ. Thời điểm đẹp nhất để có thể đón nhận những ánh nắng xuyên qua các ô cửa sổ cực đẹp ở đây là khoảng 10h sáng nha.

Càng vào sâu bên trong càng khiến mình cảm thấy con người thật là nhỏ bé khi xung quanh là những dãy tường thành cao vót để bảo vệ Pháo đài được hình thành từ những phiến đá sa thạch đỏ khổng lồ và sắp xếp gọn gàng, chắc chắn, khó mà có thể xâm nhập được.

Theo những gì mình nghe kể lại, những bức tường và cây cột ở khắp nơi Vua thường lui tới đều được trang trí rất công phu bằng những nguyên vật liệu quý hiếm, đắt đỏ như vàng, bạc, đá quý,… Mỗi khi ánh nắng chiếu vào, cả căn phòng trở nên sáng hơn hẳn và lấp lánh, óng ánh khiến cho mọi thứ trở nên lộng lẫy hơn – xứng tầm với sự thịnh vượng, quyền lực và không gian của hoàng cung dưới triều đại Mughal.

Điều này cũng đủ để hiểu vì sao đây là một công trình cực kỳ tốn kém và được những nghệ nhân cao tay xây dựng, trạm khắc cho những chi tiết dù là nhỏ nhất của Pháo đài Đỏ. Tuy nhiên, đó là những gì được kể lại chứ ngày nay khi bạn vào những căn phòng sẽ không còn thấy những viên đá quý hay vàng gì nữa đâu, tất cả đều đã được gỡ ra để tránh việc bị trộm rồi.

Bước chân khỏi những căn phòng xa hoa tráng lệ ấy là vườn nho xưa – tuy nhiên hiện giờ ở đây không còn trồng cây nho nào cả mà nhìn… như trong hình này áh :3

… rồi tới khoảng sân thường diễn ra những ngày chợ cuối tuần để mọi người có thể trao đổi, buôn bán nông sản, sản vật với nhau. Tất nhiên, chuyện này chỉ xảy ra hồi xưa xưa thôi :3

…rồi đến nơi Vua thường tổ chức họp dân cùng các quan chức khác để lắng nghe những khó khăn của dân, xử lý những vấn đề khiến dân bức xúc,…

Đi qua khuôn viên này là bạn đã đến cổng ra của Pháo Đài Đỏ Red Fort này rồi. Dọc đường đi bạn sẽ có thể gặp nhiều chú sóc nhỏ chạy lon ton băng qua đường, hoặc trên những cành cây một các dạn dĩ nữa. Khá là dễ thương. 😀

“Trăm nghe, không bằng mắt thấy” rất đúng với những gì mình đã trải nghiệm qua một ngày đến thành phố Agra khi mà đã nghe về ngôi đền Taj Mahal và pháo đài đỏ Red Fort huyền thoại này không biết bao nhiêu lần rồi. Những gì mình đọc, mình xem, mình nghe kể về chúng không thể khiến mình ngưng trầm trồ ở mỗi bước chân khi đến đây. Thật đáng khi dành một ngày sống chậm giữa dòng người đông đúc để nghe nhiều hơn về lịch sử Ấn Độ, thấy nhiều hơn về kiến trúc và hiểu nhiều hơn về tình yêu vĩnh cửu của vị Vua ấy.

Một số điều lưu ý khác khi đến pháo đài đỏ Red Fort

  • Vé tham quan pháo đài đỏ Red Fort có hai mức giá dành cho khách quốc tế (550 ruppee ~ 179k) và khách nội địa (40 ruppee ~ 13k). Bạn có thể đến tận nơi rồi xếp hàng mua vé hoặc mua online tại trang web của Klook qua link này hoặc website của Bộ Văn hóa Ấn Độ qua link này.
  • Pháo đài mở cửa từ 6h sáng đến 6h tối, tuy nhiên, thời gian vào cửa muộn nhất là 3h chiều.
  • Chỉ nên mang balo nhỏ/túi xách siêu đơn giản vì khi vào các ngôi đền, bạn không được mang theo những thứ như là đồ ăn (dù là kẹo singum), đồ makeup, đồ chơi (kể cả con danbo nhỏ xíu cũng không cho mang dzô 🙁 ),… tất nhiên những thứ nguy hiểm như dao, kéo, bật lửa thì không được mang rồi. Máy ảnh thì vô tư nhưng flycam thì không.

Ở đâu khi đến Ấn Độ?

Bạn có thể ở thành phố New Dehli rồi đón tàu cao tốc đến thành phố Agra (như mình) đã làm ở trên nha. Một số deal khách sạn ở New Dehli đây nah:

Booking.com

Hoặc bạn có thể đến thành phố Agra trước một ngày rồi sáng hôm sau vào lăng thiệt sớm để ngắm bình minh cũng như vắng người hơn 😉 Deal khách sạn ở Agra đây nha:

Booking.com
Related Posts