DU LỊCH BALI TỰ TÚC – Bali – cái tên nói đến thì dân ham hố du lịch ai cũng biết. Bởi vì người ta đã xây dựng hình ảnh về Bali như một nàng thơ xinh đẹp giữa biển cả với quá nhiều cảnh đẹp khiến bao kẻ mộng mer ham muốn một lần được “check-in” ở đây. Và, mình cũng vậy! Việt Nam nói là làm, lên đồ, đeo balo và đi thôi.

Mình đi du lịch Bali tự túc trong 5 ngày, 4 đêm. 2 đêm Kuta, 2 đêm Ubud.

Tất nhiên sẽ không đủ thời gian để khám phá hết Bali, nhưng cũng đủ để hiểu hơn về nơi này một chút… ít ra là rút ra được 10 ĐIỀU PHẢI lưu ý khi lần đầu đến Bali nha – đều là trải nghiệm thật cả đó. :))) – àh, bạn có thể đặt mua SIM 4G hoặc thuê cục phát Wifi để nhận tại sân bay Bali DPS cho tiện liên lạc nghen

BÀI VIẾT KHÁC VỀ BALI

DU LỊCH BALI TỰ TÚC – LẦN ĐẦU ĐẾN BALI THÌ LÀM GÌ TRONG 5N4Đ?

CÓ THỂ MƯỢN SARONG MIỄN PHÍ

Bali là thành phố của những ngôi đền, có nhiều khu vực đền còn nhiều hơn nhà dân nữa. Và để vào đền tham quan, các bạn buộc phải mặc quần dài hoặc phải quấn Sarong. Nếu có điều kiện, các bạn có thể tự sắm cho mình một chiếc Sarong thật đẹp để trong balo, đến đền thì quấn vào, xong rồi thì cởi ra.

Booking.com

Nếu không, bạn có thể đến đền đó, khi mua vé thì hỏi mượn Sarong luôn – thường thì Sarong ở đền được phát miễn phí. Chứ đừng nghe mấy người chỗ bãi giữ xe hay bác tài xế bảo là phải thuê Sarong trước khi vào đến nha.

Giá thuê Sarong khoảng 10.000 IDR(~20k VND) cho một lần thuê. Đồ thuê thường có nhiều mẫu mã và màu sắc để bạn chọn, còn Sarong miễn phí thường là đơn sắc. 😀 Nhưng ở đền Tirta Empul thì hơi ngược, Sarong miễn phí thì nhiều màu sắc và Sarong thuê để tắm lại là đơn sắc. kkk. Tuỳ cơn ứng biến nghen mí bồ. 😀 Du lịch Bali tự túc

ĐỔI TIỀN DỄ BỊ LỪA

Đi loanh quanh Kuta hay Ubud thường thấy mấy bảng tỉ giá để đổi tiền, có chỗ cao chỗ thấp. Nhưng đừng vì nhìn mấy cái bảng đổi tiền tỉ giá cao mà ham lời nhào dzô đổi rồi mang bực mình vào thân. Mấy chỗ đó thường là không đàng hoàng, đưa tiền sẽ đưa thiếu hoặc sẽ đòi 10% commission này kia. Khi bạn làm gắt lên thì trả lại tiền, không đổi nữa =))

Phương án là:

  • Hãy chọn chỗ đổi tiền nhìn tươm tất, đàng hoàng, quầy booth đẹp đẽ.
  • Nên đổi tiền từ Việt Nam để phòng hờ, qua đó cà thẻ cho lẹ.
  • Hoặc khi đếm tiền phải thật sự cẩn thận và kỹ, chỉ quay lưng rời quầy khi đã cầm chắc trong tay số tiền phải được nhận.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG HẠN CHẾ

Phương tiện công cộng ở Bali không có nhiều lựa chọn và những điểm đón khách khá bất tiện. Được cái là có máy lạnh. :v Các bạn có thể vào link này để xem kỹ hơn về lịch trình của Kura-Kura bus – nếu bạn dư dả thời gian ở Bali. 😀

Việc phương tiện công cộng bất tiện như vậy lại tạo cơ hội để bạn có nhiều lựa chọn khác, như là:

  • Thuê xe máy và chạy. Đây là phương tiện để di chuyển rẻ nhất & nhanh nhất ở đây, tuy nhiên lưu ý là bên Bali họ lái xe ngược với Việt Nam mình. Họ lái xe phía bên trái. Còn lại các bảng hiệu trên đường đều như Việt Nam. Àh, nhớ đổi bằng lái của bạn thành bằng lái Quốc Tế nha, cảnh sát ở đây không chấp nhận bằng lái thẻ PET đâu (hoặc kiếm cớ để vòi tiền bạn)

Đặt thuê trước ở LINK NÀY nhé, giá rẻ hơn thuê trong thành phố. Giá thuê ở trong trung tâm tầm 200k VNĐ/ngày đó. 😀

  • Thuê xe riêng: nếu bạn đi đông từ tầm 2-8 người và di chuyển nhiều nơi trong ngày thì nên thuê một chiếc xe riêng có người lái cho lành. Lên xe nằm nghỉ chờ đến điểm đến thôi. Giao thông ở Bali, cụ thể là Kuta rất kinh khủng. Kẹt xe vl ra, đường thì lại còn nhỏ nữa. “Nhìn giống như mình đang ở Xô Viết Nghệ Tĩnh ghê ha…” – lời một bạn trong đám =))

Nên đặt xe trước 2 ngày so với thời gian bạn cần xe dự kiến để đảm bảo việc sắp xếp xe cho bạn nha, đặt Ở ĐÂY nè.

  • Grab & Go-Jek: 2 bạn này thì quá quen thuộc rồi. Tuy nhiên có một số chỗ sẽ không cho xe của 2 bạn này vào để đón hay trả khách đâu. Thời gian mình ở thì book thành công được khoảng 90% :3 Àh, còn nữa, nếu đi mà trả bằng tiền mặt, mấy bạn này sẽ không chịu trả tiền thừa cho bạn đâu nhé. Lý do chung là “tao không có đủ tiền lẻ để trả mày”… nên các bạn cứ chuẩn bị đủ tiền lẻ hoặc chọn thanh toán bằng thẻ cho lành.

KHI BỊ CẢNH SÁT TUÝT CÒI

Nếu thuê xe và bị cảnh sát tuýt còi thì sao? Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng tiền. Và khi gặp cảnh sát mà bạn sai cũng vậy.

Như vụ mình đi sai đường và bị lập biên bản chẳng hạn. Họ sẽ lập phiếu phạt, lấy cuốn sổ ghi lỗi và số tiền phạt (100% bằng tiếng Indo – chỉ đúng hay sai tao cũng chịu :3) để báo số tiền mình bị phạt và bảo một tuần sau ra toà đóng. Ah, đừng đưa passport nhé, có bằng lái thì đưa bằng lái được rồi 😀

Ảnh: Google

Ủa, bộ khách du lịch nào cũng rãnh để ở đó lâu vậy sao? Mình nói mai mình về rồi, chế có phương án nào không? Thì bạn ih bảo, được rồi, tao sẽ vẫn lập biên bản mày với lỗi thấp hơn, mày đóng tiền tại đây đi, đến ngày đó tao sẽ đem lên toà đóng cho mày.

Ồ quao, ở đâu đến tao không biết chứ ở Việt Nam thì tao quá quen trò này rồi. Hihi. OK, xoè tiền ra đóng cái pặc và đi thôi. :))))

KẸT XE SUỐT!

Nếu ở Sài Gòn hay Hà Nội thường có kẹt xe vào giờ cao điểm thì ở Bali – cụ tỉ là khu vực Denpasar, Kuta – thì giờ nào cũng là giờ cao điểm ở đây. Kẹt xe suốt thôi. Không phải kiểu kẹt mà đứng yên một chỗ đâu. Mà kẹt kiểu nhích nhích từng tí từng tí một ih. Bữa anh tài xế chở mình về còn bảo, ở đây, cuối tuần có khi kẹt xe đến 3h sáng… vãi!!!

Vì vậy, các bạn nên trừ hao thời gian để di chuyển ra sân bay nha. Đừng chủ quan, máy bay không đợi bạn đâu 😀

DI CHUYỂN GIỮA SÂN BAY & TRUNG TÂM

Vẫn câu như trên, dư thời gian thì có thể đi bus cho rẻ. 😀 Còn ngại vụ đi bus thì đây là một số lựa chọn:

  • Bluebird Taxi: phương án này thì luôn có sẵn ở sân bay. Hãng này là hãng duy nhất (theo mình biết) ở Bali chạy & tính tiền theo đồng hồ. Tuy nhiên, giá mắc lắm nha. :v
  • Đặt xe đón sẵn: đây vẫn là phương án tối ưu vì bạn không phải mất thời gian tìm xem xe đậu ở đâu. Khi bạn vừa nhập cảnh xong, đi ra ngoài là đã có người cầm bảng đứng chờ rồi. Nhẹ nhàng lên xe và đi thôi ^^. Đặt Ở ĐÂY trước nhé.
  • Grab & Go-Jek: đây là phương án rẻ tiền nhất. Sân bay ở Bali có hẳn một khu để tài xế xe Grab & Go-Jek chờ sẵn nên cứ ra đó là sẽ gặp chiếc xe bạn đã đặt.
  • Xe tư nhân: như kiểu xe dù ấy, không bảng hiệu, không đồng hồ,… chỉ là ra gặp và thoả thuận giá. Được giá là đi thôi :3 Bí lắm thì mới dùng phương án này chứ 3 phương án trên là ngon lành rồi 😀

Đấy là từ sân bay về các thành phố, còn chiều ngược lại từ thành phố về sân bay, mình vẫn khuyên các bạn nên dùng Grab, Go-Jek  hoặc Đặt xe đưa ra sân bay trước cho thoải mái. Lưu ý là đường ra sân bay rất là kẹt xe nên các bạn nhớ trừ hao thời gian di chuyển nha. ^^

HÉT GIÁ & TRẢ GIÁ

Là một hòn đảo du lịch nên mọi thứ đều được quy ra thóc hết và con người (mình gặp) ở đây – đặc biệt là ở những điểm du lịch như là chợ Ubud… – cũng tận dụng để moi được bao nhiêu tiền của khách thì moi. Và, giá đưa ra luôn có thể mặc cả – tất nhiên, trừ những cửa hàng đã niêm yết giá thì khả năng mặc cả khá là thấp, trừ khi bạn mua sỉ :v

Đây là công thức mình thường dùng trong những ngày ở Bali và thấy nó hiệu quả =))))) Đó là: lấy giá họ đưa ra, chia cho 4. Rồi trả giá dần dần lên. Giá tầm 1/3 so với giá họ đưa ra là họ bán ngay.

Hãy thể hiện thái độ bằng cách cứng rắn, quẩy mông quay đi, họ sẽ gọi lại và đồng ý giá bạn đưa ra. haaaaa. Lúc này thấy hớ rồi đúng không =))) vẫn có thể làm mình làm mẩy để họ giảm thêm một tí nữa được nha =)))) Ở đây không có gì là độc quyền hay chỉ có 01 cả, không mua chỗ này thì đến chỗ khác. 😀

Sao? Thấy quen không? Giống ở Việt Nam đúng không? =))

XIN TIỀN DU KHÁCH

Mình gặp tình trạng này ở Cánh đồng lúa Tegallalang – cánh đồng lúa bậc thang nổi tiếng ở Bali – nơi hẳn sẽ nằm trong to-do-list của nhiều bạn. Ngoài chuyện phải trả vé vào cổng ra (10k IDR, ~20k VND), các bạn có thể sẽ phải chuẩn bị tiền lẻ để trả cho những gác cổng tự phát của dân nơi này.

Ví dụ bạn đi ngang qua ruộng của họ, họ sẽ làm gác chắn kèm thùng tiền ghi là DONATION với nội dung đại loại là mày góp tiền để em chăm cánh ruộng của tao tốt hơn… – tuy ghi là Donation nhưng bạn đưa ít họ không chịu mở gác cho bạn qua, bạn không đưa thì khỏi qua và không nhận tiền xu =)))… Mà thường mấy chỗ họ gác lại là nơi có góc chụp cánh đồng lúa đẹp mới ác chứ :)))) Trung bình 10.000 Rupiad một người/gác – và có thể gặp vài ba gác chắn này ở đây :))) Thú vị không? 😀

Và rồi, nếu bạn đến lúc họ đang trồng lúa làm nông mà bạn đưa máy lên chụp hình họ. Họ sẽ dừng lại và vòi tiền bạn. Bạn muốn chụp với gánh lúa của họ, chụp đi rồi đưa tiền…

Àh, sẽ có những chú bé con chạy theo bạn để mời mọc bạn mua những tấm hình lưu niệm ở Bali nữa cơ.

Ủa, giống Việt Nam quá chứ hả? :3

MỌI THỨ CƠ BẢN LÀ MẮC!

Vấn đề về mắc hay rẻ tuỳ vào cách nhìn của mỗi người. Nhưng mình đánh giá là mắc trong khi nhiều người vẫn cho là Bali rẻ.

Ví dụ như cùng một sản phẩm, mình mua ở VN chưa tới 200k mà qua tới Bali duty free mà giá đã gấp 3 rồi. Cherry giá tầm 800k/kg. Táo tầm 50k/kg,… và rượu bia thì toàn gấp 2-3 lần so với ở VN.

Một bữa ăn ở quán bình dân của dân địa phương hay ăn cũng cỡ 70k đồng, ăn ở nhà hàng sang hơn chút thì tầm 400k đồng/người, ăn hải sản ở Jimbaran thì khá mắc, 1 set 2 người mà tới 2tr mấy mà số lượng cũng như chất lượng hải sản không xứng lắm T.T… Giá ở đảo thì lúc nào cũng sẽ mắc hơn ở trong đất liền là chắc chắn rồi vì còn phải ship ra đây nữa. Và, góp một phần để giá mắc là phí dịch vụ & thuế ở đây cao kinh. Tầm 15-21% không hà. T.T

Nói chung là mình thấy mắc. :3

XẾP HÀNG…

Một hòn đảo rộng lớn với nhiều điểm du lịch nổi tiếng nên lượng khách đông không tả xiết. Bởi vậy, để có thể chụp được một tấm ảnh đẹp hoặc muốn trải nghiệm những gì đặc trưng của Bali cũng phải xếp hàng chờ đến lượt T.T Như là trò Swing chẳng hạn. Dù Swing có ở rất nhiều nơi trên Ubud nhưng bị cái là chỗ nào cũng đông, nhất là trên đường vào khu Monkey Forest – nếu bạn vẫn thích Ubud, có thể đặt mua vé Ở ĐÂY trước để tiết kiệm chút chi phí nha. Để đỡ đông hơn, các bạn có thể đến với cánh đồng lúa Tegallalang nhé – đặt mua vé Ở ĐÂY trước nè. Ít người hơn, rẻ hơn và cảnh vẫn ô-xờ-cê lắm lắm.

 

Rồi là bạn muốn tắm ở ngôi đền thiêng có dòng suối thiêng ở đền Tirta Empul trên Ubud cũng phải xếp hàng, hay như chụp hình với view bãi biển Kelingking trên hòn đảo Nusa Penida cũng phải chờ đợi đến lượt chứ hổng dễ gì ha. :v Nói chung là cứ chuẩn bị tinh thần là chờ đợi để có ảnh đẹp nhé. :d

BONUS: KIỂM TRA HÀNG KỸ KHI ĐI CỬA HÀNG TIỆN LỢI Bali có nhiều cửa hàng tiện lợi như CircleK lắm. Tuy nhiên, không phải đồ mua trong này là an toàn để sử dụng đâu nhé. Hãy luôn kiểm tra kỹ về chất lượng sản phẩm (nhất là thực phẩm) và hạn sử dụng trước khi rời khỏi cửa hàng nha. Tụi mình vào cửa hàng tiện lợi ở gần bãi biển Sanur mua đồ ăn sáng, đang vội vì xe đợi nên không kiểm tra kỹ mấy món bánh. Đến khi mở ra cắn ăn thì thấy đắng đắng, mở ra coi thì…ôi đm, bánh bị mốc… vãiiiii. Bán hàng đ*o có miếng tâm nào luôngggg đó!!! Túm cái quần lại thì, Bali vẫn có nhiều nơi đẹp để ngắm, nhiều ngôi đền đẹp, nhiều bãi biển đẹp để bơi lội, lặn ngụp này kia… chỉ là thấy con người (mình gặp) trong suốt thời gian ở đây không được chân thành và thân thiện lắm, đụng gì cũng ráng moi tiền du khách cho bằng được. Những con người (mình gặp) ấy làm bớt đi vẻ đẹp của Bali cmnr còn đâu….

 

Related Posts