Mình có dịp đi Lăng Bác hồi bé tí, có thấy cảnh các anh lính gác đứng nghiêm trang không rục rịch gì trong suốt một thời gian dài, có thấy lạ lúc đó. Bẵng đi một thời gian thì chẳng còn nhớ gì về các hình ảnh ấy cả. Mãi đến bây giờ, khi đi trên chiếc xe riêng đưa mình đi chơi Bitou Jiao, anh tài xế mới hỏi: “mày đã xem cảnh thay ca lính gác ở đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch chưa?”, “Chưa… như nào hả mày?” – aigoo, chưa bao giờ nghĩ đến việc dừng coi cảnh thay ca ở cái nơi ấy luôn – lúc này mới chợt nhớ lại cái hình ảnh anh lính gác hồi bé tí mình gặp. OK, thử xem sao.

Hẳn ai đến Đài Bắc cũng sẽ tìm đến khu tưởng niệm của Tưởng Giới Thạch nhỉ? Signature thế cơ mà. Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử của Đài Loan. Dù nhân vật này mang lại nhiều ý kiến trái chiều, nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ông trong cuộc chiến pháp lý giữa Trung Quốc và Đài Loan. Nhờ thế, ông được tưởng nhớ bằng một không gian rộng lớn, bao gồm 4 khu chính: Nhà tưởng niệm, công viên Trung Chính, Trung tâm hòa nhạc quốc gia và Nhà hát quốc gia cho du khách khắp nơi ghé thăm và tìm hiểu thêm về Tưởng Giới Thạch.

Vì nằm ngay giữa Đài Bắc nên việc đến đây khá tiện lợi và dễ dàng. Cứ thẳng tiến đến trạm tàu MRT C.K.S Memorial Hall thôi. ^^

Chỉ khoảng hơn chục bước chân đi bộ từ lối ra ở trạm MRT, trước mặt là một quảng trường lớn vãi nồi. Thẳng hướng nhìn ấy là Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, được xây dựng uy nguy và hoành tráng. Mỗi chi tiết đều có một ý nghĩa riêng. Như là, nhà tưởng niệm được xây dựng từ đá cẩm thạch trắng, mái ngói màu xanh với những điểm nhấn màu đỏ tượng trưng cho màu quốc kỳ và các giá trị về tự do, nhân ái và bình đẳng. Theo văn hoá Trung Hoá, số 8 đại diện cho sự giàu có và may mắn nên nhà tưởng niệm có hình bát giác. Cầu thang từ mặt đất đi lên tới nhà tưởng niệm là 89 bậc thang tượng trưng cho số tuổi của ông Thạch.

Trước mặt mình lúc này là một bức tượng ông Tưởng Giới Thạch được làm bằng đồng, đang ngồi ngắm nghía đất nước Đài Loan tuyệt vời của ổng với nụ cười nhẹ trên bờ mău ấy. :))

Và hai bên là hai anh lính gác đứng nghiêm trang, không cựa quậy gì cả. Cứ thế mà đứng mặc cho khách du lịch chỉ trỏ tay chân nói cười, chụp hình cùng các loại. Mặc cho nắng cứ táp thẳng mặt, anh ih vẫn cứ đứng. Cứ mỗi 20 phút thì lại có những tiếng dậm chưn ầm ầm rồi lại đứng yên bất động. Cứ mãi thế trong suốt 60 phút, cho đến khi thay ca. Từ 9h sáng đến 5h chiều…mỗi ngày. Wow. Đáng nể! – Đang si nghĩ, nhỡ có con muỗi nào đó đậu vào mũi của mí bạn đó thì sao ha :3

Theo lời khuyên của A Pay – anh tài xế chở mình đi Bitou Jiao ấy – mình đến sớm hơn 15 phút để ổn định vị trí trước khi họ thay ca.

Khi những tiếng bước chân mạnh mẽ đều đặn thì cả khu im lặng. Xuất hiện từ góc phải của khu tưởng niệm là 3 anh lính gác khác, mặt lạnh như tiền, tay ôm súng và tập trung cho từng chuyển động một.

Mỗi chuyển động đều như tắp và rất quyết đoán, từ việc bước chân, đập chân, xoay súng, đập báng súng,… đều như được đồng bộ hoá một cách chính xác. Kể  cả ở những góc cua, người bước tới, người bước lui nhưng vẫn rất đều nhau. Nể thật luôn.

Cậu này vẫn giữ nguyên một sắc mặt từ khi đứng trên bục khi ánh nắng chiếu trực tiếp vào cho tới lúc hoàn thành nhiệm vụ luôn nè…

Bonus đoạn clip cho thêm phần khởi sắc 😛

https://www.youtube.com/watch?v=Q29IRFAxNak

Xong màn này thì mình cũng quay lưng ra về luôn. Trước mặt mình lúc này là quảng trường Tự Do nơi thường có các cuộc biểu tình về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan, cũng là nơi người dân nơi này tụ tập để tập thể dục, để luyện võ, để tập nhảy, tập chơi trống,… Hai bên của quảng trường là Trung tâm hoà nhạc quốc gia và Nhà hát quốc gia đồ sộ.

Lại rảo bước thêm 89 bước nữa để xuống dưới và thêm một nùi bước nữa để lên tàu điện đi chơi tiếp… rồi lại sẽ kể tiếp chuyện về những chuyến đi của mình nha. <3

Ah, nếu rãnh, các bạn có thể đi xuống dưới bảo tàng Tưởng Giới Thạch ngay dưới nhà tưởng niệm để tìm hiểu thêm về ông ta, về quá trình hoạt động chính trị, mối quan hệ với các lãnh đạo các nước, về những gì ông gầy dựn nên. Ở đây còn có cả chiếc xe Caddilac mà ổng thường dùng hồi đó nữa. Ở bảo tàng có thông tin bằng tiếng Anh nữa nên rất tiện để các bạn đọc và tìm hiểu ah.



Booking.com

Related Posts