Xin visa du lịch Ấn Độ có khó không? Mình nghĩ là dễ. Dễ từ những giấy tờ cần chuẩn bị đến việc dễ trong quá trình nộp hồ sơ xin visa nữa đó. Bèn làm một chiếc visa để đi du lịch Ấn Độ chứ ha? 😛 Kaka. Dân du lịch ai mà chẳng mê Ấn Độ cơ chứ, vì Ấn Độ luôn mang một nét gì đó huyền bí, ẩn sau đó nhiều câu chuyện về văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, phong tục độc đáo, lịch sử lâu đời…. Và đây là những gì bạn cần làm để có visa du lịch Ấn Độ nè. ^^

Magnetic hill mountain and blue sky road way in Leh Ladakh, India

Àh, trước tiên phải nói, cách mình xin visa là xin e-visa nha, là dạng visa điện tử được gửi qua email chứ không phải visa dán trên Passport nghen. Cách này đỡ mất thời gian để đi lại nộp hồ sơ hơn rất nhiều ih 😛

CÁC BÀI VIẾT KHÁC VỀ DU LỊCH ẤN ĐỘ

DU LỊCH ẤN ĐỘ TỰ TÚC – KHÁM PHÁ PHÁO ĐÀI ĐỎ RED FORT

ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT TRƯỚC KHI ĐẾN ĐỀN TAJ MAHAL

Bước 1: Xin visa du lịch Ấn Độ cần giấy tờ gì?

  • 1 file hình thẻ nền trắng 5x5cm, size tối đa 1MB
  • 1 file scan passport 2 trang có thông tin cá nhân, mặt mũi, con dấu của nơi cấp Passport
  • Thẻ thanh toán quốc tế

Đủ đồ chơi rồi thì mạnh dạn vào chiếc LINK NÀY và click vào nút APPLY HERE FOR E-VISA bắt đầu việc xin Visa nha.

Xin Visa Du Lich An Do Tu Tuc

Bước 2: Điền đơn xin visa du lịch Ấn Độ

+ Visa 1 tháng: Bạn có thể vào Ấn Độ 02 lần trong 30 ngày. Chỉ có thể xin trước 30 ngày so với ngày dự kiến đến Ấn Độ. Thời gian lưu trú tối đa 30 ngày

+ Visa 1 năm & 5 năm: Bạn có thể ra vào Ấn Độ nhiều lần trong khoảng thời gian bạn xin. Mỗi lần vào ở tối đa 90 ngày.

Vì mục đích xin đi du lịch nên mình chọn: RECREATION/SIGHT-SEEING. Và đằng nào cũng mất công chuẩn bị giấy tờ và dành thời gian làm đơn xin visa rồi, mình xin luôn visa multiple 5 năm. hehe

Sau đó SAVE and CONTINUE nếu bạn muốn tiếp tục điền thông tin hoặc SAVE and TEMPORARILY EXIT nếu bạn muốn save lại đó để tiếp tục điền thông tin sau. Ở lần sau, bạn chỉ cần nhập Temporary Application ID vào để truy xuất lại đơn đăng ký cũ của bạn và tiếp tục việc khai báo thông tin thôi. 😛

Sau khi điền một vài thông tin cá nhân, bố, mẹ,… thì bạn bắt đầu khai báo về những thành phố bạn dự kiến tham quan, bạn có book qua đơn vị điều hành Tour nào hay không, cảng hàng không khi nhập cảnh & xuất cảnh, các quốc gia bạn đã đi qua trong 10 năm qua.

Và, họ còn hỏi về việc bạn có đến đất nước nào trong Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC – South Asian Association for Regional Cooperation) bao gồm: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Maldives và Bhutan. Nếu có, bạn khai báo vào nhé. 😀

Khai báo xong. Bạn lần lượt upload hình thẻ & file scan passport và đã chuẩn bị từ đầu lên nha.

Àh, trong đơn xin của Ấn Độ có một số hạng mục có thể bạn ít gặp, mình note đây để các bạn lưu ý nha:

  • Visible Identification Marks: đặc điểm nhận dạng là gì, cái này bạn có thể tìm thấy ở mặt sau của CMND ra, dịch sang tiếng Anh là xong.
  • Education Qualification: dân văn phòng hoặc đã đi làm rồi thì chọn Professional. Còn đi học thì tùy level mà chọn cho phù hợp nha.
  • Did you acquire nationality by birth or by naturalization?: chọn By Birth nghen. Kiểu là, sinh ra là người Việt Nam sẵn rồi.
  • SAARC: Mình đã share ở trên. 😛

Bước 3: Thanh toán chi phí xin Visa

Mọi thứ ổn hết thì trang web sẽ trả thông tin Application ID chính thức và số tiền bạn phải thanh toán.

Với trường hợp 01 năm, multiple của mình, chi phí là 40$, 05 năm là 80$ và 1 tháng là 25$. Chọn hình thức thanh toán phù hợp với bạn để thực hiện thanh toán, mình quen xài Paypal rồi chọn Paypal cho lẹ ^^

Giao dịch xong, trang web sẽ trả về thông tin như thế này và báo bạn chờ trong vòng 72 tiếng để nhận kết quả xin Visa Ấn Độ này nha.

Bước 4: Kiểm tra tình trạng đơn xin, nhận kết quả & tải eVisa

Họ nói là 72 tiếng vậy chứ, sau khi mình thanh toán xong thì 12 tiếng sau mình đã nhận email thông báo về kết quả xin Visa Ấn Độ của mình. Thật may mắn là đơn xin của mình được chấp thuận (GRANTED) cho 01 năm – kể từ ngày cấp Visa – và có thể ra vào nhiều lần.

Bạn có thể kiểm tra tình trạng đơn xin visa của bạn qua LINK NÀY, và chọn CHECK YOUR VISA STATUS với thông tin về Application ID & Passport của bạn.

Nếu được chấp thuận, bạn có thể nhấn vào nút Print Status để tải eVisa về nhé, sau này đi Ấn Độ thì chỉ cần trình cái đấy là xong 😉 Gọn bưng hen!

Có e-visa du lịch Ấn Độ rồi, mạnh dạn đặt vé máy bay và khách sạn khi đến với Ấn Độ thôi nào. Lần này mình đặt trên Traveloka để tiện quản lý các booking trong cùng một ứng dụng cho dễ. ^^

Related Posts